DỮ Dằn hay GIỮ Dằn là viết đúng chính tả tiếng Việt? Giữ hay Dữ? Giữ tợn hay Dữ tợn? Giữ vậy hay Dữ vậy? Dữ Dằn nghĩa là gì?
Theo quan sát thực tế xung quanh thì tôi nhận thấy, có nhiều người chưa phân biệt được DỮ Dằn Hay GIỮ Dằn là cách viết đúng chính tả tiếng Việt. Bạn có như vậy không? Mời cùng Thatnhucuocsong.com đi tìm đáp án qua những phân tích dưới đây nhé!
DỮ Dằn Hay GIỮ Dằn?
Đáp án: Dữ Dằn là đúng chính tả
– Dữ: là một tính từ chỉ người hoặc vật có những hành vi, biểu hiện đáng sợ, tỏ ra sẵn sàng làm hại hoặc gây tai hại cho người khác, vật khác. Những điều không hay hoặc có thể mang lại tai hoạ một cách đáng sợ chẳng hạn như: nhận được tin dữ. Nó cũng là chỉ sự việc diễn ra, biểu hiện ra có cường độ rất mạnh, ở mức độ cao khác thường.
Ví dụ:
- Hổ là loài động vật hung dữ, nguy hiểm.
- Tôi không dám động tới bà tám, vì bà ta dữ lắm!
- Hôm nay gió thổi rất dữ
Đồng nghĩa: ác
Trái nghĩa: hiền, thiện
– Giữ: là một động từ chỉ hành động làm cho ở nguyên tại vị trí nào đó, không có sự di động, di chuyển, hoặc không rơi, không đổ. Hành động làm cho vẫn nguyên như vậy, không thay đổi hay trông coi, để ý đến để không bị mất mát, tổn hại.
Ví dụ:
- Tôi phải giữ thang cho anh leo lên sửa mái nhà không thì nó sẽ đổ.
- Hôm qua tôi đến nhà đứa bạn chơi, nó cứ giữ không cho về.
- Anh vẫn giữ thói quen cũ thì không bao giờ phát triển được.
– Dằn: Là một động từ chỉ hành động đè mạnh xuống và giữ chặt, không cho trỗi dậy, không cho nổi lên, nén giữ tình cảm, cảm xúc, không để cho bộc lộ ra. Hay hành động đặt mạnh xuống để tỏ một thái độ nào đó như tức giận, không bằng lòng.
“Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn, Đã nâng lấy bát lại dằn xuống mâm.” (Cdao)
Đây là nói nhấn mạnh để tỏ thái độ giận dữ, hàm ý đe doạ
Đồng nghĩa: đằn
Ví dụ:
- Tôi không dằn được cơn tức giận đã mắng té tát cho anh ta một trận.
- Cô ấy cố dành nỗi đau để mỉm cười cùng mọi người.
- Tôi lấy túi nước để dằn cà muối không cho nó nổi lên thì mới không bị hỏng.
Giữ hay Dữ?
Đáp án: Ở trường hợp này thì Dữ là đúng chính tả
Giữ tợn hay Dữ tợn?
Đáp án: Dữ tợn là đúng
Ví dụ:
- Nhìn anh ta dữ tợn nên khiến cho mọi người luôn tránh xa không muốn tới gần anh ta.
Giữ vậy hay Dữ vậy?
Đáp án: Dữ vậy là đúng
Ví dụ:
- Anh dữ vậy thì sẽ không ai muốn chơi với anh đâu.
Dữ Dằn nghĩa là gì?
Dữ Dằn là một tính từ thể hiện dáng vẻ, điệu bộ trông rất dữ, khiến người ta phải sợ.
Ví dụ:
- Anh ta có bộ mặt dữ dằn, nhìn cực đáng sợ.
Nguyên nhân gây nhầm lẫn giữa Dữ Dằn và Giữ Dằn
Nguyên nhân gây nhầm lẫn giữa Dữ Dằn và Giữ Dằn là do một phần chúng ta không hiểu rõ nghĩa của những từ ngữ này, phần thì do sự phát âm của chữ “D” và chữ “Gi” la lá giống nhau. Hay do cách nói nhấn mạnh của một số người nên khiến chữ “D” đọc thành chữ “Gi”.
Khi chia sẻ bài viết này, Thatnhucuocsong.com hy vọng sẽ giúp các bạn thông hiểu hơn về Dữ Dằn nghĩa là gì để chúng ta có thể dễ dàng phân biệt đâu là từ viết đúng chính tả tiếng Việt. Từ đó biết cách sử dụng chuẩn chính tả trong cả văn nói lẫn văn viết.
Xem thêm:
- Luyên Thuyên hay Huyên Thuyên hay Liên Thuyên?
- Trí Mạng Hay Chí Mạng?
- Rẻ Rách hay Giẻ Rách hay Dẻ Dách?
- Chính kiến hay chứng kiến?